Về chúng tôi

Văn hoá doanh nghiệp

Đăng bởi Theo suckhoegiadinh.vn | 09:38 | 23/08/2017

Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai… gây khó chịu. Vậy rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào và làm sao để phòng tránh nó?

Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

- Nguyên nhân chính dẫn đến rối loại tiền đình là do thời tiết, môi trường, sức khỏe và các yếu tố công việc, đặc biệt, bệnh rối loạn tiền đình ngày nay càng phổ biến của giới văn phòng.

- Người già do một số cơ quan suy giảm nên thường có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ.

- Người béo quá hay gầy quá đều có nguy cơ rối loạn tiền đình.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau sinh, do chấn thương…cũng là những nguye6nn nhân gây rối loạn tiền đình.

- Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.

- Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy tính.

- Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

- Thêm một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình là do cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, nhiễm độc do sử dụng thuốc…

Rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào?

Tiền đình là một bộ phận nằm sau hai bên ốc tai, chó chứa năng điều chỉnh thăng bằng khi cơ thể thay đổi tư thế hoặc vận động. Bệnh rối loạn tiền đình là một bệnh khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu biết rõ đầy đủ vế nó. Bệnh rối loạn tiền đình nguy hiểm như thế nào là một câu hỏ được rất nhiều người quan tâm.

Thông thường có rất nhiều người không rõ về bệnh rối loạn tiền đình nên khi nhận thấy các triệu chứng chóng mặt, choáng váng, đau đầu, hoa mắt buồn nôn thì đi khám tại chuyên khoa tim mạch, máu và không biết đến khoa thần kinh để khám. Rối loạn tiền đình là một bệnh lý có liên quan thần kinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù rối loạn tiền đình không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng nếu là rối loạn tền đình trung ương, bạn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp lên não và sẽ dẫn đến các bệnh lý khác như thần kinh, tim mạch hoặc huyết áp…

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Rối loạn tiền đình có thể diễn biến trong vài 3 ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ, chân tay tê bì, run rẩy suy yếu ệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, công việc cũng như làm giảm chất lượng cuộc sống, gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của bệnh rối loạn tiền đình đến sức khỏe là gây đột quỵ do ít máu được lưu thông lên não. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

Làm thế nào để phòng chống rối loạn tiền đình?

- Luyện động tác với đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và nghiêng đầu sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên pải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, vặn cằm về bên trái, rồi bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phái ngực (khoảng 10 lần).

- Dùng tay xoa mặt, mắt, tai: Hai bàn tay miết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần)

- Tập thể dục: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng từ 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (làm 10 lần).

- Điều chỉnh thói quen, lối sống: Để đèn ngủ sáng, không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. Hạn chế uống rượu bia, cà phê, thuốc lá, tránh tiếp xuac với các thực phẩm có mùi vị kích thích. Không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh. Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, mệt mỏi…


TIN LIÊN QUAN

(15:42 - 23/11/2023)

Bài học từ Canva: Mở rộng nhưng không làm loãng văn hóa doanh nghiệp

5 năm qua, Canva đã 7 lần thâu tóm các công ty khác. Vậy...

(15:42 - 23/11/2023)

Văn hóa chia sẻ là chất keo kết dính đội ngũ

Bà Đặng Thị Kim Oanh - Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group khẳng định, văn hóa quyết định sự...

(11:02 - 02/03/2023)

Bộ quy tắc ứng xử của CBCNV EVN

Bộ quy tắc ứng xử của CBCNV EVN

(10:59 - 02/03/2023)

Tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

(09:46 - 08/08/2022)

Ban hành Tài liệu Văn hóa Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày 15/7/2022, EVN đã có quyết định số 1056/QĐ-EVN về việc ban hành...

(11:20 - 17/04/2022)

6 cách đối phó với tiếng ồn nơi công sở để làm việc hiệu quả

Bạn là người dễ dàng bị phân tâm bởi tiếng ồn? Dưới đây là...

(15:42 - 25/03/2022)

"Đừng để văn hoá doanh nghiệp trở thành rào cản cho quá trình chuyển đổi số"

Đó là khẳng định của Thạc sỹ Nguyễn Thị Huệ, giảng viên Đại học FPT khi trao...

(10:05 - 18/10/2021)

Triển khai Đề án "Cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho người lao động" và thảo luận ý tưởng bổ sung vào Tài liệu văn hóa EVN

Cuộc họp triển khai Đề án "Cẩm nang chăm sóc sức khỏe cho người lao động"...