Đăng bởi Diệu Huyền, Văn phòng Công ty | 00:51 | 29/10/2013
Là Cán bộ làm trong ngành điện nên vấn đề tiết kiệm điện đối với bản thân tôi và gia đình là một việc làm thường nhật đi từ ý thức đến thói quen. Tiết kiệm điện là vấn đề nóng bỏng và mang tính thời sự trong các buổi giao lưu trò chuyện trong các buổi sinh hoạt trong các cuộc họp, các buổi giao ban của Công ty Điện lực Lâm Đồng chúng tôi.
Một hội viên Hội Phụ nữ phường 3 nghiên cứu tài liệu tuyên truyền tiết kiệm điện do Công ty Điện lực Lâm Đồng phát hành.
Công ty Điện lực Lâm đồng cũng đưa ra nhiều chương trình Tiết kiệm điện như “Khu phố tiết kiệm điện”, “ Gia đình tiết kiệm điện, Công ty còn phối hợp với MTTQ Việt Nam và các Đoàn thể tỉnh Lâm Đồng tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện hiệu quả. Còn đối với mỗi cán bộ công nhân viên trong ngành thì mỗi gia đình phải là một tấm gương về tiết kiệm điện đối với cơ quan khu phố mình đang cư trú. Phải tuyên tuyền không chỉ bằng miệng mà bằng hành động và việc làm thiết thực, phát các cẩm nang về tiết kiệm điện vận động mọi người dân cùng tham gia chương trình tiết kiệm điện. Đó là đối với khu phố còn đối với gia đình chúng tôi luôn thực hành tiết kiệm điện, “ra tắt vào bật” thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact, tủ lạnh thì hạn chế mở để tiết kiệm điện, ra khỏi phòng phải tắt đèn, hạn chế sử dụng các thiết bị điện vào giờ cao điểm, thay thế bình nước nóng dùng bằng điện sang sử dụng bình năng lượng mặt trời, cô con gái mới lên ba của tôi cũng ảnh hưởng rất lớn từ gia đình và mẹ, tuy cháu chưa biết tiết kiệm điện là gì là như thế nào nhưng với cách hướng dẫn và dậy bảo của tôi, tôi luôn chỉ bảo cháu là phải tắt điện khi ra khỏi phòng, trước khi đi ngủ phải tắt điện và tắt ti vi khi không xem nữa. Đó là đối với gia đình còn với nhà trường hôm đi họp phụ huynh đầu năm cho cháu tôi cũng nghe cô giáo chủ nhiệm tâm sự ở trường các cô cũng lòng ghép giữa học và chơi, dậy cho các cháu phải biết tắt điện khi không sử dụng điện , vặn nhỏ nước khi rửa tay tránh lãng phí điện nước, lãng phí nguồn tài nguyên Quốc gia. Từ cách giáo dục của gia đình và nhà trường dần dần cháu đã có ý thức và từ ý thức đã trở thành thói quen.
Trước tiên tôi xin định nghĩa Ý thức là gì? Ý thức là sự phản ánh khách quan vào trong bộ óc của con người, để có ý thức thì trước tiền cần có các tác nhân bên ngoài tác động vào bên cạnh đó mình cũng cần phải học tập. Qúa trình đi từ ý thức đến thói quen là một quá trình dài rèn luyện và làm việc thường xuyên từ đó mới tạo ra được các phản xạ có điều kiện và hình thành nên hành vi, nếp sống tốt. Theo bản tính tự nhiên, chúng ta hành động theo thói quen. Trong dân gian có truyền miệng một câu mà tôi thấy rất tâm đắc: “Gieo một ý tưởng sẽ gặt lấy một hành động, gieo một hành động sẽ gặt lấy một thói quen”. Thực vậy, thói quen ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống và thói quen quan trọng vì tương lai chúng ta phụ thuộc vào những thói quen mà chúng ta đang có.
Nói đến thói quen tôi xin kể ra một câu chuyện về cô gái gái tôi cho mọi người cùng nghe. Câu nói “Mẹ ơi! Mẹ tắt điện chưa” câu nói bặp bè của đứa trẻ lên ba khi đang bệnh cứ vang vọng mãi trong đầu trong tâm trí của tôi. Hôm qua cháu nhà tôi bị bênh viêm mũi họng do trời Đà Lạt chuyển mùa nên tối chủ nhật cháu sốt nặng. Buổi tối trước khi đi ngủ thường nhà tôi lúc nào cũng tắt điện chỉ để một bóng đèn ngủ nhỏ nhưng hôm nay con gái sốt nên tôi phải thức suốt đêm để đắp khăn lên trán, lâu khắp cơ thể đặt biệt là hai bên nách và bẹn cho cháu hạ sốt. Vì vậy nên tôi phải đễ bóng đèn compac cho sáng để chăm con. Nhưng mọi người biết không lúc cháu ngủ mê thì không sao lúc tỉnh dậy là cháu hỏi tôi “Mẹ ơi! Mẹ tắt điện chưa, tắt ti vi chưa”. Tôi nói với cháu là mẹ tắt điện rồi tắt tivi rồi và đứng dậy tắt lúc đó cháu mới chịu nằm xuống ngủ trong cơn mê.
Qua câu chuyện của tôi cũng nhằm tuyên truyền mọi người mọi gia đình hãy tiết kiệm điện, hãy giáo dục con từ nhỏ từ ý thức để dần trở thành thói quen tốt làm hành trang cho cháu khi cháu trưởng thành. Tôi thiết nghĩ sau khi lớn lên việc tiết kiệm điện đối với cháu không cần phải tuyên truyền , không cần phải nhắc nhở mà bản thân cháu đã ý thức được tiết kiệm điện không chỉ tiết kiệm cho bản thân cháu cho gia đình mà còn tiết kiệm nguồn tài nguyên cho Qưốc gia cho Đất Nước. “Tiết kiệm đúng lúc sung túc dài lâu” đó là khẩu hiệu mà tôi kêu gọi mọi người hãy làm và hành động để trở thành thói quen tốt trong cuộc sống.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng