Đăng bởi Số báo danh : 001 | 08:00 | 25/06/2012
Tuy nhiên thật là thiếu sót nếu chúng ta quên không nhắc đến những hy sinh thầm lặng khác, đó là những người dân đã hiến cả nhà cửa, ruộng, vườn …tạo điều kiện cho công trình điện Hòa Bình tầm cỡ như hôm nay. Để có lòng hồ, đã có 4.596 hộ dân phải bỏ cả nhà cửa ruộng vườn nơi sinh ra và lớn lên đã gắn bó với bao phong tục tập quán quen thuộc để di dời tới nơi ở mới với bao khó khăn xa lạ chưa lường hết. Di Linh là một trong những nơi ban đầu họ đặt chân đến với 130 hộ đồng bào dân tộc Mường ở huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình, di cư vào thôn 10 và thôn 5 xã Hoà Nam huyện Di Linh cách trung tâm thị trấn Di Linh 38 km .
Nằm ở vùng sâu, vùng xa nên thứ gì cũng thiếu mà thiếu nhất là điện, nhà nào khá giả thì có cái bình ắc quy thắp sáng , đời sống văn hoá tinh thần quá thấp kém, nhất là các cháu học sinh thì càng khổ hơn khi không có ánh sáng điện để học bài, không được xem các chương trình truyền hình và cả việc liên lạc bằng điện thoại di động lại càng không nghĩ tới bởi vì lý do duy nhất là không có điện. Vào thăm thôn 5, thôn 10 những năm đó và nghe những phát biểu bức xúc của dân, chúng tôi là những cán bộ của Chi nhánh Điện Di Linh khi gặp bà con không biết trả lời ra sao cho người dân thông cảm.Cứ mỗi lần tiếp xúc thì nỗi niềm trăn trở của chúng tôi lại càng tăng lên khi đâu đó họ vẫn còn những thiệt thòi chưa được bù đắp cho dù mong mỏi hoàn toàn chính đáng :” Được dùng điện” như mọi người đang hưởng thụ .
Thế rồi gần như bao ấp ủ hy vọng của họ rồi cũng được đền đáp, đó là Đảng và Chính Phủ chủ trương lập dự án Điện Tây Nguyên cho các tỉnh Tây nguyên. Toàn thể CBCNV chi Nhánh Điện Di Linh hết sức phấn khởi và hồ hởi góp công vào dự án . Khi triển khai thí điểm để có điện trước tết năm 2008, điểm đầu tiên lãnh đạo Chi nhánh đề xuất với Điện Lực Lâm Đồng là lắp đặt cho 130 hộ đồng bào Mường của lòng hồ Thuỷ Điện Hoà Bình trước và đã được sự thống nhất của lãnh đạo Điện Lực Lâm Đồng. Kết quả là Tết Nguyên đán năm đó bà con thôn 5,10 đã được hưởng ánh sáng điện đầu tiên của dự án Điện Tây nguyên, có điện những người thợ điện chúng tôi cũng vui lây niềm vui của bà con và cảm thấy mình đã làm được việc nhỏ để trả ơn những người đã hy sinh vì dòng điện .
Về lại thôn 5,10 Hòa Nam, Di Linh hôm nay sau gần 4 năm có điện, nơi khởi điểm dự án Điện Tây Nguyên của Di Linh, tiếp chúng tôi là ông Đinh Công Tiến, trưởng thôn 10 và một vị “Đại gia “ mà nhìn thấy cơ ngơi chúng tôi không thể không cảm phục và những ngôi nhà mới trong thôn với chảo ăng ten san sát mà trứơc đây người dân dù nằm mơ cũng chưa bao giờ dám nghĩ tới.
Ông trưởng thôn Đinh Công Tiến ( người ngồi giữa) trò chuyện với chúng tôi trong một ngôi nhà khang trang của người dân
Phát biểu về cảm tưởng sau 4 năm có điện , vị trưởng thôn thật thà nhận xét " Ơn Đảng và Chính phủ với sự nhiệt tình của CBCNV Chi Nhánh Điện Di Linh lúc đó ( Nay là Điện Lực Di Linh ), những điều mà trước đây chúng tôi không mơ tới và cảm thấy như bị thiệt thì nay đã được bù đắp. Từ khi điện về đời sống vật chất tinh thần không ngừng được nâng cao và cải thiện, phương tiện nghe nhìn thì hộ nào cũng có, mà cũng chính vì có điện nên nhà nào cũng có bơm nước, cũng từ đó người dân cảm thấy mình cần phải thực hiện tiết kiệm điện để góp phần chung tay cùng đất nước, vì nguồn vốn cho những thôn bản chưa có điện như mình trước đây. Nhiều nhà trang bị bình nước nóng năng lượng mặt trời và các trang thiết bị điện, máy vi tính “Như người Thành phố “ "
Trở về cơ quan tâm trạng chúng tôi vô cùng vui mừng khi những việc nhỏ của mình đã góp phần thắp sáng niềm tin cho nhân dân lấy lại niềm tin cho Đảng , cho nhà nước ta./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng