Đăng bởi Theo vnmedia.com | 04:16 | 06/06/2011
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh, nó không chỉ gồm có máy móc vật tư mà còn có những con người. Doanh nghiệp quy tụ nhiều người và hoạt động giống như một người (đầu vào, đầu ra, lãi lỗ....). Nó cũng phải có một triết lý để soi sáng cho những hoạt động của nó. Người ta thường gọi triết lý của Doanh nghiệp là văn hóa của Doanh nghiệp. Vậy văn hóa Doanh nghiệp hướng dẫn mọi người trong Doanh nghiệp quên đi triết lý sống của cá nhân mình để làm việc cho những mục đích chung của Doanh nghiệp. Và những mục đích chung kia được gọi là các giá trị. Chúng là một niềm tin được chia sẻ giữa những người trong Doanh nghiệp với nhau.
Vai trò của văn hóa Doanh nghiệp
Con người không chỉ có bàn tay để làm việc theo những quy định nào đó mà còn có khối óc và con tim mà không có quy định nào có thể chạm tới được. Chỉ có những giá trị, những niềm tin được chia sẻ mới chạm đến những lĩnh vực thâm sâu này của họ được. Các giá trị được diễn đạt qua văn hóa Doanh nghiệp sẽ chuyển tải một mục đích chung khiến mọi người thấy bõ công khi bỏ sức vào. Do đó, nó là một động lực thúc đẩy từng người.
Đối với một Doanh nghiệp đã trưởng thành, văn hóa Doanh nghiệp là một vấn đề, bởi vì sức mạnh do tiền bạc và kỷ luật của Doanh nghiệp tác động lên nhân viên đã đến tột đỉnh của chúng, chúng được áp đặt từ ngoài vào con người nên có giới hạn. Muốn đi sâu hơn nữa phải có công cụ tác động đến tâm lý và tình cảm của nhân viên. Ấy là các giá trị thể hiện qua văn hóa Doanh nghiệp.
Các Doanh nghiệp lớn trên thế giới đều có văn hóa. được chia sẻ tạo nên văn hóa riêng của tổ chức này. Nó là những sự chấp nhận được sắp xếp thành một câu để giúp mọi người xác định mình là ai và phải làm việc thế nào.
Khác với đạo đức, các giá trị của một Doanh nghiệp chỉ là những sự tin tưởng sâu xa mà thôi và có những người nào đó sẽ không đồng ý. Người ta không phân biệt sự hơn kém. hay dở của các giá trị ở trong những Doanh nghiệp khác nhau, mà chỉ quan tâm đến yêu cầu là những giá trị nào thích hợp nhất giúp cho Doanh nghiệp đó đạt được những mục đích của nó.
Chẳng hạn một hãng máy bay có chiến lược cạnh tranh là giá vé thấp. Họ định nghĩa dịch vụ của họ là "đối xử với khách hàng một cách nồng nhiệt và thân thiện". Để cung cấp được một dịch vụ như thế, họ xác định người đóng vai trò chính là các nhân viên. Nếu nhân viên hạnh phúc, thỏa mãn, tận tâm và năng nổ thì họ sẽ chăm sóc khách hàng tốt. Khi khách hàng thấy sung sướng thì họ sẽ quay trở lại. Vậy văn hóa của Doanh nghiệp là làm sao giữ cho nhân viên của mình được vui sướng, thỏa mãn, tận tâm và năng nổ. Không ai có thể bảo vệ một Doanh nghiệp tốt hơn nhân viên của chính Doanh nghiệp đó. Để biến nhân viên trở thành những người bảo vệ danh tiếng hiệu quả, công ty phải tạo ra một môi trường văn hóa có thể hỗ trợ và khuyến khích họ. Có như vậy họ mới cảm thấy phải trung thành với Doanh nghiệp, mới nỗ lực để đạt hiệu quả công việc cao hơn những gì Doanh nghiệp mong đợi ở họ.
Để làm, có thể nên cử nhân viên đi học, hoặc tổ chức các buổi thi đua, hội họp, giao lưu, tiệc tùng. Xin đừng vội chê cười các buổi tiệc tùng, giao lưu, bởi vì chính những buổi giao lưu, tiệc tùng là chỗ để nhân viên có thể xả stress trong công việc, tìm hiểu về mọi người xung quanh trong đơn vị mà khi làm việc ai cũng phải…giữ mình. Đó sẽ là nơi để mọi người có thể sống thật nhất với chính bản thân mình…Nên tổ chức các buổi thi đua, hội họp, giao lưu, tiệc tùng theo định kỳ với những thành phần là những CBCNV đạt thành tích trong công việc để tạo sự thi đua trong hoạt động SXKD
Đối với đội ngũ CBCNV trẻ, cần phải tạo ra nhiều sân chơi hơn nữa để những CBCNV trẻ tuổi này có nhiều cơ hội giao lưu hơn giữa các đơn vị, từ đó có thể trao đổi kinh nghiệm trong công việc cũng như tạo nên sự hăng say hứng thú làm việc.
Ở Việt Nam có một số Doanh nghiệp đã tạo lập được văn hóa cho họ. Thí dụ, Công ty FPT: "Tiếp nguồn sinh khí", Viettel là "Hãy nói theo cách của bạn", của Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận là "Đặt lợi ích khách hàng vào lợi ích Doanh nghiệp ”…
Văn hóa của Doanh nghiệp sẽ tạo nên một nền nếp sinh hoạt và đối xử giữa người với người trong Doanh nghiệp. Nó giúp cho Doanh nghiệp vững bền khi gặp những hoàn cảnh khó khăn do nền kinh tế gây ra, giống như nền nếp của một gia đình giữ cho gia đình đó không bị chao đảo bởi thời cuộc./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng