Tin tức & hoạt động

Văn hóa Doanh nghiệp

Đăng bởi Theo tgvn.com.vn | 08:14 | 23/05/2011

SỨC MẠNH MỀM CỦA ĐÔI ĐŨA CỨNG

doi_duaHọc giả người Mỹ Joseph S. Nye, cha đẻ của khái niệm “sức mạnh mềm" định nghĩa: “sức mạnh mềm là khả năng đạt được những điều mình muốn thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và các chính sách đối ngoại để quy phục thiên hạ chứ không phải sự cưỡng bức".

Trong việc này, Trung Quốc là một điển hình. Họ đã khéo léo sử dụng những "công cụ thuyết phục" rất đa dạng, từ hỗ trợ phát triển văn hóa đến hợp tác thương mại... để mở rộng tầm ảnh hưởng ở Mỹ Latinh. Một trong số những biện pháp đó là quảng bá văn hóa ẩm thực - được xem là công cụ "mềm" nhất nhưng mang lại hiệu quả cao. Thông qua ẩm thực, "sức mạnh mềm" từ văn hóa Trung Quốc trên toàn thế giới càng thêm hấp dẫn và thuyết phục. Tờ Global Post nhận định: "Thật khó mà ngăn cản xu hướng ngoại giao bằng đũa của Trung Quốc". Họ đã quảng bá văn hóa ẩm thực một cách lặng lẽ nhưng kỳ thực rất hiệu quả. Từ chuyện ăn uống, người Trung Quốc hy vọng thế hệ người Mỹ Latinh sau này sẽ lớn lên với những đánh giá cao về văn hóa Trung Hoa để từ đó tiếp tục thúc đẩy, phát triển những mối quan hệ cộng tác có ý nghĩa với người bạn ở bên kia Thái Bình Dương.

Việt Nam là đất nước nằm ở ngã ba đường, giữa các khu vực kinh tế, văn hóa Đông Nam Á và Đông Bắc Á. Như cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu nói, Việt Nam là một trong số ít nước thuộc vùng văn hoá cầm đũa, cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Theo nghĩa đó, Việt Nam có một chân ở Đông Bắc Á.

Đồng thời, xét về lịch sử, địa lý và văn hoá, đặc biệt văn hoá ẩm thực, kiến trúc, Việt Nam lại là một thành viên thực thụ về văn hoá của Đông Nam Á. Việt Nam là nhịp cầu, là giao điểm của các tiểu vùng văn hoá. Trong giao điểm đó, Việt Nam cũng rất độc đáo, ví dụ trong ẩm thực, Việt Nam không giống Trung Quốc, Thái Lan, cũng như Indonesia và Malaysia nhưng chịu ảnh hưởng của tất cả các ẩm thực đó và cả ẩm thực Pháp. Những tác động phức hợp đó cuối cùng nhào nặn nên những nét riêng của chính Việt Nam.

Theo nhà ngoại giao Tôn Nữ Thị Ninh thì"thực hiện ngoại giao văn hóa qua ẩm thực vừa dễ thực hiện, an toàn và dễ thành công".


TIN LIÊN QUAN

(14:03 - 19/10/2022)

Văn hóa - yếu tố quyết định doanh nghiệp chuyển đổi số thành công

“Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện...

(14:00 - 19/10/2022)

5 vai trò quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự thành...

(13:58 - 19/10/2022)

“Phụ nữ EVN Hội nhập và phát triển”

Đó là tiêu đề cuốn sách do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa...

(14:05 - 12/10/2022)

Sử dụng thống nhất logo kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam

Tập đoàn Điện lực Việt Nam vừa có thông báo số 531/TB-EVN về việc sử...

(10:51 - 30/08/2022)

Những cách giúp bình tâm trước mọi khó khăn của cuộc sống

8 cách dưới đây sẽ giúp bạn từng bước giữ bình tĩnh để không rơi...

(10:50 - 30/08/2022)

Bí quyết làm việc hiệu quả bất chấp tuổi tác

Người trẻ và những “bậc trưởng bối” đều có nhiều thứ để mang đến cho nhau...

(10:48 - 30/08/2022)

10 nguyên tắc ngầm không chỉ chứng tỏ EQ thượng thừa mà chắc chắn giúp bạn thay đổi

Những điều tưởng chừng giản đơn trong giao tiếp ứng xử nhưng lại có khả năng quyết định vận...

(10:47 - 30/08/2022)

Mở lời với sếp chuyện thuyên chuyển

Bạn muốn chuyển sang một bộ phận khác để phát triển hoặc có môi trường...

(10:45 - 30/08/2022)

6 mẹo giúp các tỷ phú hàng đầu thế giới làm việc năng suất

Cần làm gì để tăng năng suất? Tăng ca, làm thêm vào cuối tuần hay...

(08:04 - 08/06/2022)

Quản trị trải nghiệm khách hàng quan trọng như thế nào?

Văn hóa lấy khách hàng làm trung tâm và trải nghiệm...