Tin tức & hoạt động

Tin ngành điện

Đăng bởi Theo vneconomy.com | 02:25 | 13/05/2011

NHIỀU NỀN KINH TẾ CÓ THỂ SỤP ĐỔ HÀNG LOẠT NẾU BONG BÓNG NỢ TOÀN CẦU VỠ

kt_2Nếu định hướng chính sách tài khóa không được điều chỉnh đúng lúc, nợ sẽ vượt tầm kiểm soát của chính phủ, các nền kinh tế khó có thể tồn tại

 

Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ mới đây công bố thâm hụt ngân sách năm 2011 của Mỹ lên tới 1.500 tỷ USD – tương lai u ám đang thu hút sự chú ý của các nhà hoạch định chính sách kinh tế.

Hiện nước Mỹ đang đương đầu với vấn đề thâm hụt cấu trúc và nợ, rủi ro lớn nhất đối với tương lai kinh tế Mỹ.

Hơn thế nữa, các nhà hoạch định chính sách thường coi vấn đề nợ nần chỉ của riêng nước Mỹ. Tuy nhiên, nợ của nước Mỹ không tăng lên một cách đơn lẻ.

Nợ của Mỹ nằm trong một phần bong bóng nợ quốc tế hiện đang bị thổi phồng lên bởi thay đổi trong nhân khẩu học và lời hứa suông tại phần lớn các nền kinh tế phát triển. Bong bóng cuối cùng sẽ vỡ và việc lờ nó đi sẽ mang đến mối họa lớn đối với chúng ta.

Trong lần trước, Chiến tranh Thế giới thứ Nhất và thời kỳ sau đó, đã có lúc nợ công tăng cao tại tất cả các nền kinh tế phát triển. Cuối cùng, làn sóng vỡ nợ dâng lên cao chưa từng có trong lịch sử hiện đại.

Lý tưởng nhất, để tránh kịch bản tồi tệ đó, lãnh đạo các nền kinh tế trên thế giới cần đưa ra chương trình phối hợp trên phạm vi toàn cầu để hướng chính sách tài khóa tại nhóm nền kinh tế phát triển theo hướng ổn định.

Sự thật đáng buồn ở chỗ các nỗ lực quốc tế đó cho đến nay không mấy ấn tượng. Từng nước cần phải điều chỉnh chính sách tài khóa.

Chắc chắn rằng việc giảm thâm hụt ngân sách quá sớm hoặc quá nhanh ở bất kỳ nền kinh tế nào đều có thể khiến kinh tế thế giới lại suy thoái. Thế nhưng việc chờ đợi quá lâu cũng sẽ đẩy mọi chuyện đến vòng hiểm nguy dù vậy vẫn cần thiết đạt được sự đồng thuận về hướng thay đổi chính sách. Các kế hoạch đáng tin cậy sẽ giúp xoa dịu thị trường vốn đã quá mất lòng tin.

Gần đây, Viện kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) đã cố gắng tính toán về nợ công toàn cầu và ảnh hưởng có thể đến với kinh tế thế giới. Theo nghiên cứu này, đến năm 2035, nếu các chính sách hiện nay vẫn tiếp tục, nợ công tại nhóm nền kinh tế phát triển sẽ tương đương khoảng 180% GDP, cao gấp 2,5 lần so với hiện nay.

Cần phải đặt vào văn cảnh để hiểu được con số này. Nhiều chuyên gia kinh tế coi tỷ lệ nợ công ở mức khoảng 60% GDP để thận trọng. Nợ công lên trên 90 hay 100% GDP – rủi ro lớn đối với tăng trưởng kinh tế.

PIIE cũng nói đến một số lựa chọn bao gồm nâng lãi suất cho vay lên cao hơn và tăng trưởng thấp hơn, tuy nhiên điều này cũng sẽ chỉ đẩy nợ toàn cầu lên mức nguy hiểm hơn.

Nước Mỹ đối diện một số rủi ro đặc biệt. Nước Mỹ đã phụ thuộc quá nguy hiểm vào các bên cho vay từ nước ngoài. Nước ngoài nắm tới 50% nợ liên bang của Mỹ, cao gấp 10 lần so với mức 5% vào thập niên 1970.

Khủng hoảng nợ sẽ có thể gây ra: sự sụp đổ của đồng USD, lãi vay tăng cao, lạm phát bảo hộ, thất nghiệp tăng mạnh.

Nếu khủng hoảng không xảy ra, sẽ vẫn có không ít hậu quả tồi tệ. Khi nhóm nước giàu vay nợ quá nhiều, lãi vay trên khắp thế giới tăng lên. Ngay cả ở mức hiện tại, tính toán lạc quan nhất của PIIE cũng cho thấy chi phí lãi vay của Mỹ sẽ lên mức 13% GDP vào năm 2035, gấp 3 lần mức chi tiêu của liên bang dành cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển và hạ tầng hiện nay.

kt

Hiện nay, người ta nói rất nhiều đến việc thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng thông qua đầu tư và đổi mới (theo cách nói của Tổng thống Mỹ Obama). Tuy nhiên, lời nói nhiều xong hành động tìm kiếm nguồn tiền cần thiết để trang trải cho các khoản đầu tư vẫn không được bao nhiêu.

Nếu muốn có tiền để đổi mới, cần phải đưa ra mọi thứ ra bàn thảo rõ ràng, bao gồm nguồn thu thuế hàng năm (khoảng 1.000 tỷ USD), chi phí quốc phòng (nước Mỹ chi tiêu cho quốc phòng nhiều hơn so với 14 nước cộng lại) và nhiều nguồn thu khác.

Ở một thế giới mà người ta chỉ mải chú ý đến các mục tiêu ngắn hạn, nhiệm vụ cân bằng tăng trưởng tài khóa toàn cầu cực kỳ khó khăn. Thế nhưng nếu khối nợ không bị kiểm soát trong thời gian càng dài, các nhà hoạch định chính sách thiếu linh hoạt sẽ không thể giải quyết được vấn đề khi nó xảy ra.

Việc hành động đúng lúc cực kỳ cần thiết. Liệu các nền kinh tế trên thế giới có tồn tại được qua thêm một cuộc khủng hoảng nữa sau khi bong bóng nợ quốc tế vỡ?


TIN LIÊN QUAN

(13:51 - 25/09/2023)

Đến ngày 23/9/2023: 81 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp gửi hồ sơ, 68 dự án đề xuất giá tạm

Tính đến ngày 23/9, có 81/85 dự án năng lượng tái tạo (NLTT)...

(08:09 - 22/09/2023)

Treo mình giữa không trung

Để duy trì hoạt động liên tục, ổn định, an toàn hệ thống truyền tải điện, những...

(15:59 - 15/09/2023)

BỘ ẢNH ĐOẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI "NÉT ĐẸP NGƯỜI THỢ ĐIỆN VIỆT NAM"

Ban Tổ chức Cuộc thi "Nét đẹp người thợ điện Việt Nam" trân trọng giới thiệu...

(10:55 - 12/09/2023)

Cảnh giác trước tin nhắn "click vào link để nhận tiền hỗ trợ..."

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã cảnh báo đến khách...

(09:45 - 12/09/2023)

Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa: Bản chất dòng tiền âm của EVN là do Nhà nước chủ động điều tiết giá phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

Chuyên gia Nguyễn Tiến Thỏa – Nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ...

(15:56 - 08/09/2023)

EVN đang tập trung cho các dự án nguồn và lưới điện trọng điểm

Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực, Tập đoàn Điện lực...

(15:54 - 08/09/2023)

Thông tin thêm về cơ chế tài chính trong dự thảo Quyết định 24 về giá điện bình quân

Trước ý kiến về cơ chế xử lý tài chính cho ngành điện, Cục Điều...

(10:58 - 24/07/2023)

Tiếp tục thúc đẩy sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Tiết kiệm điện, sử dụng điện hiệu quả là một trong những giải pháp thiết thực,...

(14:29 - 21/07/2023)

Thủ tướng Chính phủ có Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đặng Hoàng An giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Ngày 19/7/2023, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 868/QĐ-TTg điều...

(09:28 - 11/07/2023)

Ngành Điện nỗ lực vượt khó, cơ bản đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế - xã hội trong 6 tháng đầu năm

Đó là một trong những nội dung được ghi nhận tại Hội nghị sơ kết công...