Tin tức & hoạt động

Tin ngành điện

Đăng bởi Theo evnspc.com.vn | 07:07 | 13/04/2011

ĐÔNG NAM Á CÓ TIỀM NĂNG LỚN PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

nang_luong_tai_taoNhiều nước Đông Nam Á có tiềm năng lớn về phong điện và địa nhiệt nhưng chưa được đầu tư đúng mức do những trở ngại về vốn và chính sách.

 

Các quốc gia Đông Nam Á có tiềm năng lớn về phát triển năng lượng tái tạo. Thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực,đặc biệt là Thái Lan, Philippines, đã có nhiều hoạt động tìm kiếm nguồn năng lượng này. Tuy nhiên, một số quốc gia khác vẫn còn tiến chậm như Lào, Campuchia hay Việt Nam.

Ông Rafael Senga, Giám đốc Chính sách Năng lượng của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), cho hay hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á đều bị Trung Quốc và Ấn Độ bỏ lại sau lưng.

Ngành công nghiệp năng lượng tái tạo của Trung Quốc có chính sách hỗ trợ rất lớn về tài chính. Ngay từ năm 2009, Trung Quốc đã đầu tư tới 34 tỷ USD vào năng lượng tái tạo và qua đó vượt Mỹ trở thành nước đứng đầu thế giới về đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.

Đông Nam Á có tiềm năng lớn phát triển phong điện và địa nhiệt

 

Trong khi đó, nhiều quốc gia như Philippines hay Indonesia là những nước có vị trí địa lý nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương vốn chứa rất nhiều năng lượng địa nhiệt của thế giới, hứa hẹn rất nhiều tiềm năng trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là năng lượng địa nhiệt. Người ta ước lượng 40% nguồn dự trữ địa nhiệt của thế giới nằm tại Indonesia. Theo ông Senga, hai quốc gia Việt Nam và Thái Lan, vốn sản xuất rất nhiều gạo và đường, là hai nước có nhiều tiềm năng tạo ra năng lượng sinh khối từ các chất thải nông nghiệp.

Tuy nhiên theo ông S. Chander, Chủ tịch Uỷ ban Năng lượng thuộc Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), gió là tiềm năng lớn nhất của khu vực Đông Nam Á và chính gió sẽ tạo ra bước đột phá lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Tất cả mọi quốc gia ở Đông Nam Á đều có tiềm năng về lĩnh vực phong điện. Để khai thác năng lượng gió người ta cũng không cần sử dụng nhiều đất đai. Trong khi đó, đất đai trong vùng Đông Nam Á khá màu mỡ và có thể dùng vào nhiều việc khác.

Khi so sánh gió với năng lượng mặt trời, ông Chender cho hay khu vực Đông Nam Á sẽ không sử dụng nhiều năng lượng mặt trời vì việc sử dụng này không đem nhiều lợi lắm. Ông cho biết người ta chủ yếu khai thác năng lượng mặt trời qua việc đặt các tấm hứng nguồn năng lượng này trên các mái nhà. Nên theo ông Chander, gió sẽ là loại năng lượng có nhiều tiềm năng hơn đối với vùng Đông Nam Á.

Những yếu tố quan trọng khác

Các chuyên gia cũng tin rằng những nước chưa được biết đến nhiều trong vấn đề năng lượng cũng có thể giữa vai trò quan trọng. Ông Paul Curnow, thành viên trong công ty luật Baker and Mackenzie’s Global Environment Markets đồng thời là một cố vấn về chính sách năng lượng tái tạo cho chính phủ Australia cho hay lĩnh vực năng lượng tái tạo không chỉ quanh quẩn trong vấn đề năng lượng vật chất thuần tuý mà còn bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác như sản xuất, nghiên cứu và phát triển.

Theo ông Curnow, tất cả những yếu tố này tạo nên những nét quan trọng trong bức tranh năng lượng. Ông nêu ra dẫn chứng về Singapore, một quốc gia đã cung cấp rất nhiều tiền của và công sức nhằm khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và chế tạo.

Theo ông Curnow, vấn đề không chỉ đơn thuần là chế ngự và khai thác các nguồn năng lượng mà còn bao trùm nhiều lĩnh vực khác nhau như tạo ra dây chuyền cung cấp cho các nguồn này. Ông cho rằng các nước Đông Nam Á có thể giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Chuyên gia này đưa ra ví dụ một số công ty sản xuất các tấm thu năng lượng mặt trời ở Trung Quốc hay Ấn Độ đang muốn đặt cơ sở sản xuất tại Việt Nam.

Các nước Đông Nam Á có tiềm năng rất lớn để phát triển ngành công nghiệp năng lượng tái tạo đầy béo bở, chẳng hạn như dành nhiều diện tích đất đai để thiết lập các nhà máy phong điện hoặc những khu dự trữ năng lượng địa nhiệt không lồ. Tuy nhiên, hiện nay ngoài Thái Lan và Philippines đã có nhiều hoạt động trong vấn đề năng lượng tái tạo thì nói chung toàn khu vực đang tụt hậu rất xa so với hai nước láng giềng lớn là Trung Quốc và Ấn Độ.

Các trở ngại

Theo các chuyên gia, hai rào cản lớn nhất ngăn sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo ở các nước Đông Nam Á là vốn và chính sách.

Ông Senga cho hay hầu hết các kỹ thuật năng lượng tái tạo hiện vẫncòn đắt hơn kỹ thuật năng lượng truyền thống như than đá và khí đốt thiên nhiên. Do đó, Chính phủ các nước cần cung cấp những ưu đãi đặc biệt về thuế hay ưu đãi kinh doanh khác để tạo ra thế hệ sử dụng từ các nguồn năng lượng tái tạo. Hiện nay Philippines là nước duy nhất có hệ thống thuế ưu đãi cho việc sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo.

Trong khi việc đề ra một chính sách cụ thể về vấn đề năng lượng tái tạo là một thách đố quan trọng cho các nhà đầu tư thì việc các nước trong khu vực chưa có được các khoản tài chính thích hợp lại là một vấn đề khác.

Ông Chander cho hay đối với các thị trường nội địa trong khu vực Đông Nam Á, các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo đều đòi hỏi phải được hưởng các khoản cho vay dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các khoản cho vay này là ngắn hạn. Chẳng hạn như ở Indonesia, các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn để có thể vay được các khoản tiền có thời gian đáo hạn dài hơn 7 hoặc 8 năm. Trong khi đối với nhữngdự án khai thác năng lượng địa nhiệt, gió hoặc mặt trời, người ta cần ít nhất 15 năm.

Ngoài ra, vấn đề lãi cũng là một trong những cản trở. Ông Paul Curnow cho biết trong khi ở Trung Quốc có những dự án có quy mô rất lớn thì tại vùng Đông Nam Á đó chỉ là những dự án nhỏ, ví dụ như các dự án năng lượng sinh hối (biomass) chỉ có sản lượng chưa tới 10 megawat, hoặc dự án địa nhiệt có sản lượng chưa tới 50 megawat. Vì vậy, chi phí để làm những dự án này ít, khó thu hút sự quan tâm của người cho vay hoặc nhà đầu tư.

Ngoài vấn đề chính sách và tài chính, bản thân ngành công nghiệp năng lượng tái tạo cũng có những rào cản riêng của nó. Ông Rafael Senga cho biết, lĩnh vực sản xuất nhiệt điện có một điểm lợi chính: người ta có thể xây dựng một nhà máy phát điện chạy bặng than hầu như ở bất cứ nơi nào và hệ thống mạng lưới điện quốc gia có thể được kéo tới tận các nhà máy nhiệt điện. Trong khi đó, vì tính đặc thù của năng lượng tái tạo, người ta không thể xây dựng nhà máy ở bất cứ chỗ nào họ muốn, mà bắt buộc phải xây dựng nhà máy ngay tại nơi có nguồn năng lượng chứ không thể làm ở chỗ khác.

Để khắc phục những trở ngại này, theo Chander, Chính phủ các nước phải tạo ra những “phần thưởng tài chính” như ban hành những quy định ưu đãi về thuế khoá, đồng thời cung cấp những khoản tài trợ để khuyến khích các nhà đầu tư. Ngoài ra, vì các dự án tạo ra điện từ nguồn năng lượng tái tạo rõ ràng là tốn kém và đắt hơn những dự án sử dụng năng lượng hydrocarbon nên chính quyền cần đề ra các quy định trong đó có việc giải quyết vấn đề sản lượng của các nhà máy sử dụng năng lượng tái tạo.

 

Trong khi đó, theo ông Senga, nhiều Công ty Điện lực trong vùng Đông Nam Á vẫn còn là các Công ty quốc doanh do nhà nước làm chủ và kiểm soát. Vì thế, Chính phủ cần ban hành những điều luật để các Công ty này nối liền mạng lưới điện của mình với các nhà máy chạy bằng năng lượng tái tạo./

Nhu cầu năng lượng tăng mạnh trong giai đoạn kinh tế thế giới phục hồi hậu khủng hoảng. Những bất ổn ở Trung Đông - Bắc Phi đẩy giá dầu lên cao khiến các nước càng quan tâm đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.


TIN LIÊN QUAN

(11:04 - 24/11/2023)

Châu Á đang dẫn đầu nỗ lực thúc đẩy năng lượng không phát thải

Năng lượng hạt nhân đang quay trở lại trên toàn cầu khi chính phủ tại...

(11:02 - 24/11/2023)

Chủ tịch nước đề nghị APEC đẩy mạnh hợp tác năng lượng xanh

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị APEC và đối tác đẩy mạnh hợp tác...

(10:58 - 24/11/2023)

Thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1447/QĐ-TTg ngày...

(10:55 - 24/11/2023)

Năng lượng sạch chiếm hơn 62% ở Campuchia

Bộ trưởng Bộ Mỏ và Năng lượng Campuchia - Keo Rattanak cho biết, năng lượng sạch đã...

(15:42 - 23/11/2023)

EVNHCMC đạt giải thưởng quốc tế 'Dự án lưới điện thông minh của năm'

Ngày 14/11, hội nghị Enlit Asia 2023 khai mạc tại Indonesia với sự tham dự...

(15:38 - 23/11/2023)

Chủ tịch HĐTV EVNNPT kiểm tra tiến độ thi công đường dây 500kV Nhà máy Nhiệt điện Nam Định I – Thanh Hóa

Ngày 15/11/2023, tại Thanh Hóa, Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Truyền tải điện Quốc...

(15:38 - 23/11/2023)

Vinh danh giảng viên nội bộ giỏi trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

Chiều 17/11, tại Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phối hợp với Công...

(15:35 - 23/11/2023)

Châu Âu chạy đua dự trữ năng lượng

Để tránh kịch bản phải “quay cuồng” vì giá khí đốt tăng cao...

(15:33 - 23/11/2023)

EVN và EDF trao đổi về khả năng hợp tác trong lĩnh vực truyền tải và phân phối điện

Ngày 20/11, tại Hà Nội, Phó Tổng giám đốc EVN Võ Quang Lâm...

(13:47 - 07/11/2023)

Chi phí sản xuất điện tăng cao, EVN vẫn gặp nhiều khó khăn

Giá nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện như than, dầu, khí tăng cao; cơ...